Hôm nay tôi vừa làm xong chiếc máy Cariilon cho bạn Ngọa Long Sinh, tiện thể chụp hình và quay video lên các bác xem.
Số lượng anh em chơi dòng treo tường Cariilon rất nhiều, qua bài viết sau đây tôi tin rằng sẽ hổ trợ cho anh em rất thiết thực khi gặp sự cố cần xử lý, việc xử lý máy khi gặp sự cố kg khó, nhưng do anh em chưa được chia sẽ, hình ảnh có chú thích sau đây sẽ giúp anh em tự tin thao tác.
Dưới đây là hình ảnh chiếc máy đh Cariilon 10 gong, hiện trạng bạn Ngoạ Long Sinh cho biết vừa thay ổ thiều chuông xong thì chuông kg đổ được.

Thao tác đầu tiên ta xả cót, ngón tay cái bên trái bật cò khoá, tay bên phải xả cót, xả nữa vòng thả cò và tiếp tục cho đến khi hết cót

Tháo bộ phận giữ nhông lên cót

Lấy nhông lên cót ra, sau đó lấy ổ thiều ra

Dùng nhíp kiểm tra các bánh xe có rơ lỏng kg, nếu rơ lỏng nặng ta tiện sơ mi, nếu nhẹ ta tán lỗ sườn, phần tán như hướng dẫn bên dưới tán ổ thiều, việc các bánh xe rơ lỏng nặng sẽ khiến máy vận hành kg như ý và dễ xảy ra hỏng hóc, trường hợp này các bánh xe ko rơ lỏng, hệ thống bên chuông cũng đơn giản chỉ có 4 bánh xe

Dùng tua vít cạy nắp ổ thiều

Cách lấy dây cót ra, tay trái giữ thật chặt, ngón cái chịu lực giữ dây cót và cho bật ra từng vòng một, tay phải dùng kiềm nắm gần rún dây cót kéo ra khỏi vỏ, khi dây cót ra khỏi vỏ ta kg cần xử dụng kiềm nữa mà dùng tay lôi nhẹ theo nhịp của tay trái thả từng vòng



Kiểm tra thấy ổ cót có rơ nhẹ, nếu rơ nặng tiện sơ mi đóng vào, nhẹ ta tán lại, việc tán cho bớt rơ hiệu quả và dùng lâu dài, nếu đh châm dầu định kỳ hàng năm thi dùng chục năm chưa ăn thua gì, cách tán dùng tua ví nhọn vừa phải ( hơi tù tù một tí, hình con vụ ) đột nhẹ quanh lỗ

Sau khi tán xong ổ và nắp ta kiểm tra, kg còn rơ là được, đừng nặng bót chặt quá, trường hợp bị bót ta dùng nhám mịn vo nhẹ

Trường hợp bịnh lý chiếc máy này là do thay ổ thiều của Cariilon đời trước vỏ ổ thiều già hơn 2 zem nên bị nặng, máy kg xả được, tôi kẹp lên máy tiện vo giấy nhám bớt 2 zem, sau đó dùng dĩa mài nhỏ đi sơ một vòng rãnh răng chống cấn hai mặt răng giữa bánh tiếp xúc và ổ thiều

Lắp cốt ổ thiều vào kiểm tra


Dùng chìa khoá xoay kiểm tra độ rơ, nặng nhẹ

Vào dây cót thao tác như lấy ra






Châm tí dầu đặc vào, kg dùng mỡ bò, kg dùng nhớt đặc, nên dùng dầu máy may loại đặc hoặc nhớt lỏng ( dùng nhớt đặc và mỡ bò lâu ngày hai chất liệu này đặc quánh lại dễ làm đứt dây cót


Dùng eto kẹp nắp thiều lại đỡ bị móp hay có dấu, nếu dùng kiềm bấm, ta nên lót lớp cách cho khỏi bị có dấu, kg xử dụng búa tán vỏ thiều sẽ bị biến dạng, rất kg tốt cho những lần mở ra sau này

Bỏ thiều vào thử, quay xả nhẹ, vậy là hoàn tất và xử lý đúng bệnh

Phần quay video kiểm tra sau khi xử lý ổ thiều
http://www.youtube.com/watch?v=x4y2r-VUscY
Video khi lắp ổ thiều và hệ thông bánh răng, lên hai vòng cót, máy xả nhẹ, chận tay để kiểm tra máy bị đứng do mất trớn kg
http://www.youtube.com/watch?v=bGJm3ypMeJQ
Đoạn video dưới đây hời dài một tí, nhưng rất bổ ích, giúp anh em hiểu được vận hành khi máy đổ nhạc và chuông một cách thấu đáo
http://www.youtube.com/watch?v=S6sGd7KjfjE
Những điểm đánh dấu a,b,c sẽ giúp anh em rất tốt, nắm bắt qui trình, nguyên tắc hoạt động vận hành của máy.Trước khi lắp mặt số ta kiểm tra phần bên nhạc các vị tri a,b,c sau khi đổ nhạc xong nằm đúng như hình, điểm b và c là cam có thể xoay tròn chỉnh được, xoay điểm c kg cần tháo ốc, chỉ nắm kiềm xoay, xoay điểm b phải nới ốc bên hông nhìn hình thấy rõ
Bộ phận bên chuông, sau khi chuông gõ xong, các điểm đánh dấu a,b,c phải nằm đúng như hình, điểm c là cam có thể xoay được, cam phải nằm sát vách máy cỡ 7 zem đến 1 ly để kg đụng cần b và nâng được cần a mỗi khi chuông đổ, hình răng cưa có tên gọi là răng lược
Điểm b là cần đưa trực tiếp vào nhông trung tâm, trucc quay kim phút có 4 múi chia nấc đánh nhạc 15 p 30 p 45 p 60 p, điểm a là cần tác dụng như cần nhíp, ta có thể uốn được đừng nặng quá hoạc nhẹ quá, nặng quá sẽ máy sẽ chịu lực lớn mỗi khi trục trung tâm năng cần lên đổ nhạc 15 phút, nhẹ quá hệ thống đổ nhạc và chuông kg bật, hồi được
Hình dưới là bánh xe giờ, dính liền với cam chia 12 múi đổ chuông, b là cam chia 12 múi, a là cần răng lược vận hành khi chuông đổ, cần a cũng nắn được, quá trình vận chuyển một số chức năng có thể bị lệch, do vậy nắm được nguyên tắc kỷ thuật vận hành của cổ máy thời gian ta sẽ xử lý tốt đồ chơi yêu thích

Cần a ta nắn được sao gối lên nhông cam b chính tâm, kg đụng vào nhông răng bánh xe giờ, kg lố ra ngoài quá sẽ trật với cam b, cam b chia múi có thể xoay được, ta xoay khi điểm giờ cần a nằm giữa trung tâm múi chia giờ của cam b như hình trên, tránh được trường hợp 12 giờ đổ chỉ 1 tiếng hoặc ngược lại
*******************
Vừa qua tôi có nhận phục chế một chiếc máy đồng hồ, chiếc máy thuộc thể loại ráp đồng hồ tượng, lúc tôi nhận cách đây cũng 2 tháng, tuy rất bận và quỹ thời gian ko có dư, nay đã thu xếp hoàn tất công việc, đây một ca khó, đh đã hỏng cốt bánh răng, nay up hình và cách làm chia sẽ với các bác và ACE chơi đồng hồ xưa.
Về nguyên tắc đh chạy cơ khó hỏng hóc, nếu hỏng các chức năng, đều có thể phục hồi như cũ, nếu việc phục chế đúng kỷ thuật thì độ bền bỉ và chức năng hoạt động sẽ rất tốt, bình thường.
Đây là nguyên hộp lúc tôi nhận.

Nhông bị hư

Đã đắp làm răng, nhưng bỏ vào máy chạy ko đều, lúc nặng, lúc nhẹ.

Lựa chọn phương án 2, tìm một bánh xe có số nhông 10 răng và đường kính bằng nhau, sau đó cắt, mài hai đầu tạo cốt mới ( đây là bánh xe kim phút của máy up ly kundo, máy hỏng anh em mua 1-200 k, nhà có vài cái máy hỏng hóc, lúc cần lấy bánh xe, nhông thay thế, về nguyên tắc cơ khí học, vận hành nhông chuyền đều theo qui tắc chung ).


Đóng vào mâm bánh xe, thay thế nhông hư hỏng.

Cho vào máy, quay xả kiểm tra, phần này quay video anh em xem dễ hiểu hơn.
http://thuanloipho.vn/index.php?mod=forum_detail&topic_id=4664
Máy phục chế nguyên bản, chạy ngọt ngào và giờ chuẩn, có video kèm theo.
http://thuanloipho.vn/index.php?mod=forum_detail&topic_id=4664
***********************
Thỉnh thoảng anh em chơi đồng hồ treo tường, để bàn, cũng bị một số trường hợp gãy nhông răng,trước kia tôi có tái tạo một nhông mới cho khách hàng, nay đăng lên kỷ thuật và cách làm hy vọng chia sẽ được vài kỹ thuật mẹo vặt làm nghề với mong muốn anh em sẽ phục hồi được những chiếc đồng hồ bị sự cố trên và chia sẽ với anh em thợ lớp đi sau.
Về chuyên môn cá nhân tôi thấy anh em thợ làm nghề mỗi người một sở trường thiên phú khác nhau, tạo nên một bản giao hưởng của những cổ máy thời gian.
1 Chiếc máy J treo tường của Đức thập niên 70, cấu trúc bánh xe nhựa .
Trường hợp gãy nhông răng : do anh em xử dụng quay kim giờ độc lập.
Hướng dẫn cách dùng đồng hồ treo tường, ngoại trừ dòng Odo bánh xe giờ định vị ko xoay được, các dòng đồng hồ khác anh em có thể xoay kim giờ cho đúng nhịp đổ chuông, khi xoay nếu thấy cứng, nặng quá, ko nên xoay tiếp, cần dùng RP7 xịt vào chân kim cho nhẹ, sau đó xoay sau.

Điểm đánh dấu là dàn nhông răng bị hỏng.

Nếu có đồ xác nhiều, ta tìm một nhông trùng số răng và đường kính cùng kích cỡ, chức năng bánh xe giờ
ko đòi hỏi đường kính có độ chính xác tuyệt đối, có thể non già dưới 5 % đổ lại là xử dụng tốt.

Sau đó tìm một miếng miếng định vi chia giờ điểm chuông, miếng định vị chia 12 múi giờ, múi sâu nhất điểm 12 tiếng, mui cạn nhất điểm 1 tiếng.


Phần làm nguội này tương đối dễ, ta mài dũa cho múi bằng nhau.

Tìm ống đồng, sau đó gia công bằng kích cỡ của bánh hư.


Mài theo dạng li tâm, óng trục sẽ đều hơn.


Cuối cùng ta có có một bánh xe nhân bản gần 100%.
Anh em lưu ý, trừ trường hợp ko kiếm ra phụ tùng ta mới làm, cái này gọi là công nhiều hơn của.

Và cổ máy thời gian vẫn tiếp tục với hành trình : sáng ăn cơm sườn, chiều đi xích lô, của bản wesminter bất hủ.

********************
|